Sự kiện gần đây Cạnh tranh ảnh hưởng giữa Ả Rập Xê Út và Iran

Đại sứ quán Ả-rập Xê-út tại Tehran dưới sự bảo vệ của cảnh sát Iran sau cuộc khủng hoảng dẫm đạp ở Mina

Năm 2016

Vụ giẫm đạp Mina 2015 tại Mecca trong cuộc hành hương Hajj hàng năm bộc lên thêm những căng thẳng. Tehran đổ lỗi cho chính phủ Ả Rập Xê Út vì thảm kịch này và cáo buộc họ có năng lực kém, mà Riyadh đã bác bỏ.[179][180][181] Tháng 5 năm 2016, Iran ngưng tham gia Hajj sắp tới [182]. Tháng 9, Ả-rập Xê-út đã mở một kênh vệ tinh tiếng Persia 24 giờ để phát sóng cuộc tiếng hành Hajj từ ngày 10 đến ngày 15 tháng 9. Ayatollah Khamenei cáo buộc Riyadh về chính trị hoá thảm kịch Hajj và lập luận rằng Saudi Arabia không nên tổ chưc cuộc hành hương.[183][184]

Vào ngày 2 tháng 1 năm 2016, 47 người đã bị xử tử tại một số thành phố Ả Rập Saudi, trong đó có giáo sĩ người Shia nổi bật Nimr al-Nimr. Những người phản đối các vụ hành quyết phản ứng bằng cách biểu tình tại thủ đô Iran, Tehran. Cùng ngày đó, một vài người biểu tình cuối cùng đã cướp phá Đại sứ quán Ả Rập Saudi tại Tehran và sau đó đã đốt cháy nó [185]. Cảnh sát trang bị y phục chống bạo động bắt giữ 40 người trong biến cố.[186][187][188] Đáp lại, Ả-rập Xê-út, cùng với các đồng minh, Bahrain, Sudan, Djibouti, Somalia, và Comoros cắt quan hệ ngoại giao với Iran[189][190]. Bộ Ngoại giao Iran đáp lại bằng cách nói rằng, Saudi đang sử dụng vụ việc như là một cái cớ để khích động căng thẳng.[191]

Saudi Arabia dưới thời vua Salman và thái tử Mohammad bin Salman đã thông qua một chính sách đối ngoại mạnh hơn, đặc biệt phản ánh trong sự can thiệp của nước này vào Yemen vào năm 2015 và sự dính líu của họ ở Li-băng vào năm 2017. King Salman đã có những thay đổi đáng kể trong chính sách trong nước để giải quyết nạn thất nghiệp đang tăng lên và nền kinh tế không chắc chắn[192]. Áp lực kinh tế như vậy tiếp tục ảnh hưởng đến năng lực khu vực vào năm 2016. Nga, nước đã duy trì mối quan hệ lâu dài với Iran, tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ hơn với Ả-rập Xê-út. Tháng 9 năm 2016, hai nước đàm phán không chính thức về việc hợp tác sản xuất dầu. Cả hai đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự sụp đổ của giá dầu và xem xét khả năng OPEC đóng băng sản lượng dầu. Trong một cuộc hội đàm, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đề nghị một khoản miễn thuế cho Iran, sản lượng dầu mỏ của nước này tăng đều sau khi bãi bỏ lệnh trừng phạt quốc tế vào tháng 1 năm 2016. Ông tuyên bố rằng Iran xứng đáng có cơ hội để đạt được mức sản lượng trước khi bị trừng phạt.[193][194] Trong những gì được coi là một sự thỏa hiệp đáng kể, Ả rập Xê út hứa giảm sản lượng dầu của mình nếu Iran hạn chế sản lượng của nước này vào cuối năm 2016.[195]

Các phong trào cực đoan trên khắp Trung Đông cũng đã trở thành một phân chia lớn giữa Iran và Ả-rập Xê-út. Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, Ả-rập Xê-út đã tài trợ cho các phần tử cực đoan một phần nhằm tăng cường sức đề kháng đối với Liên bang Xô viết theo chỉ thị của Hoa Kỳ, và sau đó là để chống lại các phong trào Shia do Iran hỗ trợ. Sự hỗ trợ đã có những tác động không mong muốn của việc chuyển hóa cực đoan trong toàn khu vực. Chính phủ Ảrập Xêút giờ đây coi các nhóm cực đoan như ISIL và Mặt trận của Al-Nusra là một trong hai mối đe dọa lớn đối với vương quốc và chế độ quân chủ, mối còn lại là Iran.[196] Trong một bài báo viết trên tờ New York Times, Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đồng ý rằng khủng bố là một mối đe dọa quốc tế và kêu gọi LHQ ngăn chặn việc tài trợ cho các tư tưởng cực đoan sử dụng sáng kiến ​​WAVE của Iran làm khuôn khổ. Tuy nhiên, ông đã đổ lỗi cho Saudi Arabia và việc nó tài trợ cho Wahhabism gây ra sự bất ổn ở Trung Đông. Ông lập luận rằng Wahhabism là hệ tư tưởng cơ bản được chia sẻ giữa các nhóm khủng bố ở Trung Đông và nó đã "tàn phá do tác động của nó". Ông còn đi xa khi tuyên bố: "Chúng ta hãy loại bỏ Wahhabism ra khỏi thế giới" và khẳng định rằng, mặc dù có những lập luận khác, Wahhabism là nguyên nhân thực sự của sự cạnh tranh Iran-Ả Rập Saudi.[197]

Cuộc bầu cử Donald Trump ở Hoa Kỳ vào năm 2016 đã khiến cả hai nước không chắc chắn về chính sách của Hoa Kỳ trong tương lai ở Trung Đông vì cả hai đều là mục tiêu chỉ trích trong chiến dịch bầu cử của ông. Chính phủ Ả rập Xê-út dự đoán rằng chính quyền Trump sẽ có thái độ hiếu chiến hơn chính quyền của ông Obama đối với Iran, có thể sẽ có lợi cho Riyadh[198]. Iran lo sợ sự trở lại của sự cô lập về kinh tế, và Tổng thống Hassan Rouhani đã nỗ lực thiết lập sự tham gia kinh tế quốc tế hơn nữa cho đất nước bằng cách ký các hợp đồng dầu với các công ty phương Tây trước khi Trump nhậm chức.[199]

2017

Tháng 5 năm 2017, Trump tuyên bố một sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ hướng tới việc ủng hộ Ảrập Xêút làm bất lợi cho Iran, đánh dấu sự ra đi cách tiếp cận hòa giải của Tổng thống Obama. Động thái này diễn ra vài ngày sau khi Rouhani được bầu lại ở Iran, người đã đánh bại ứng cử viên bảo thủ Ebrahim Raisi. Chiến thắng của Rouhani được xem là một ủy nhiệm theo lòng dân cho các cuộc cải cách tự do trong nước.[200]

Một số sự cố vào giữa năm 2017 tiếp tục làm gia tăng căng thẳng. Tháng 5 năm 2017, quân đội Ả Rập bao vây thành phố Al-Awamiyah, quê hương của giáo sĩ Nimr al-Nimr, trong một cuộc đụng độ với những người vũ trang Shia.[201] Hàng chục người dân Shia được tường thuật bị giết. Cư dân không được vào hay ra khỏi thành phố, và quân đội bắn bừa bãi khu dân cư với pháo binh và người bắn tỉa bị tường thuật là bắn vào dân.[202][203][204] Vào tháng sáu, hãng thông tấn Press TV của nhà nước Iran tường thuật rằng, chủ tịch của một hội đồng Qur'an và hai người anh em họ của Nimr al-Nimr, người đã bị hành quyết, bị các lực lượng an ninh Ảrập Xêút giết tại Qatif.[205][206] Trong cuộc đàn áp tiếp theo, chính phủ Ả Rập đã phá hủy một số di tích lịch sử, nhiều tòa nhà và nhà ở khác trong Qatif[207]. Vào ngày 17 tháng 6, Iran tuyên bố rằng lực lượng Cảnh sát biển Ả Rập đã giết một ngư dân Iran [208][209]. Ngay sau đó, chính quyền Ảrập Xêút bắt giữ ba công dân Iran mà họ tuyên bố là các thành viên của IRGC đang làm kế hoạch tấn công khủng bố vào một mỏ dầu Saudi ở ngoài khơi[210]. Iran bác bỏ tuyên bố này, nói rằng những người bị bắt là những ngư dân thường và yêu cầu họ được thả ngay lập tức.[211]

Sau vụ tấn công Tehran vào tháng 6 năm 2017 do các tay súng ISIL gây ra, Lực lượng Bảo vệ Cách mạng Iran đưa ra tuyên bố đổ lỗi cho Ảrập Xêút, trong khi Ngoại trưởng Ả Rập Saudi Adel al-Jubeir nói rằng không có bằng chứng nào cho thấy Saudi tham gia.[212] Sau đó quan chức Iran Hossein Amir-Abdollahian tuyên bố rằng, Saudi Arabia là nghi phạm chính đằng sau các cuộc tấn công Tehran.[213] Chỉ huy của IRGC, Thiếu tướng Mohammad Ali Jafari, tuyên bố rằng Iran có thông tin tình báo chứng minh sự tham gia Saudi Arabia, Israel, và của Hoa Kỳ trong vụ tấn công Tehran.[214] Nhà lãnh đạo tối cao của Iran Ayatollah Khamenei sau đó cáo buộc Hoa Kỳ lập ra ISIL và gia nhập Ả Rập Saudi trong việc tài trợ và chỉ đạo ISIL cùng với các tổ chức khủng bố khác.[215]

Tháng 10 năm 2017, chính phủ Thụy Sĩ thông báo một thỏa thuận trong đó nó sẽ đại diện cho các lợi ích của Ả Rập Saudi ở Iran và của Iran tại Ả-rập Xê-út. Hai nước đã cắt đứt quan hệ trong tháng 1 năm 2016.[216]

Một số sự phát triển quan trọng xảy ra vào tháng 11 năm 2017 thu hút mối quan ngại rằng cuộc xung đột ủy nhiệm có thể leo thang thành cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa Iran và Ả-rập Xê-út.[62][217] Vào ngày 4 tháng 11, Bộ Quốc phòng Hoàng gia Saudi đã chặn một tên lửa đạn đạo trên Sân bay Quốc tế Riyadh. Bộ trưởng Ngoại giao Adel al-Jubeir khẳng định rằng tên lửa này do Iran cung cấp và do các chiến binh Hezbollah phát động từ lãnh thổ của quân nổi dậy Houthi ở Yemen. Thái tử Mohammad bin Salman gọi đó là "sự xâm lăng quân sự trực tiếp của chế độ Iran" và nói rằng "có thể được coi là một hành động chiến tranh chống lại vương quốc" [218] Cũng vào ngày 4 tháng 11, Thủ tướng Libăng từ chức, khủng hoảng chính trị được xem như là một phần nỗ lực của Ả-rập Xê-út nhằm chống lại ảnh hưởng của Iran tại nước này. Bahrain cũng đổ lỗi cho Iran về một vụ nổ ngày 10 tháng 11 tại đường ống dẫn dầu chính của nước này.[131]

Vào ngày 24 tháng 11 năm 2017, Tổng tham mưu trưởng An ninh Dubai, ông Dhahi Khalfan đổ lỗi cho Al-Jazeera về cuộc Tấn công nhà thờ Hồi giáo Sinai 2017 và kêu gọi một liên minh do Ả Rập Saudi lãnh đạo đánh bom hệ thống truyền thông này.[219]

Vào cuối tháng 11 năm 2017, chỉ huy IRGC Jafari cho biết lực lượng bán quân sự Hồi giáo cách mạng đã hình thành khắp Trung Đông và các khu vực xung quanh để chống lại ảnh hưởng của các nhóm chiến binh jihadi bảo thủ cực đoan và các cường quốc phương Tây.[220]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cạnh tranh ảnh hưởng giữa Ả Rập Xê Út và Iran http://www.abc.net.au/radionational/programs/rearv... http://bna.bh/portal/en/news/618909 http://aawsat.com/english/news.asp?section=3&id=24... http://english.aawsat.com/s-alabyad/news-middle-ea... http://www.al-monitor.com/pulse/fa/originals/2013/... http://www.al-monitor.com/pulse/originals/2016/01/... http://www.al-monitor.com/pulse/originals/2016/07/... http://www.al-monitor.com/pulse/originals/2016/08/... http://www.aljazeera.com/indepth/features/2011/07/... http://www.aljazeera.com/indepth/opinion/2012/11/2...